Header Ads Widget

Ticker

6/Tài%20Liệu/ticker-posts

SSR là gì???

1. Rơ le bán dẫn là gì?
Rơ le bán dẫn có tên tiếng Anh là Solid State Relay và thường được viết tắt thành SSR.

Rơ le bán dẫn cũng tương tự như rơ le cơ khí thông thường : cho phép dòng điện nhỏ có thể điều khiển một tải tiêu thụ dòng lớn hơn.




Rơ le bán dẫn
Hình 1. Rơ le bán dẫn
2. Ưu nhược điểm và ứng dụng của Rơ le bán dẫn
2.1 Ưu điểm của Rơ le bán dẫn
- Không xảy ra hiện tượng tóe lửa như nhiều loại rơ le khác và không gây nhiễu, không gây ra tiếng ồn.

- Độ bền và tuổi thọ cao.

- Dòng điều khiển thấp nhưng có thể điều khiển được điện áp cao.

- Kích thước nhỏ gọn dễ đóng gói

2.2 Nhược điểm của Rơ le bán dẫn
- Khi làm việc ở công suất lớn thì Rơ le cần tản nhiệt.

- Đòi hỏi người sử dụng có hiểu biết về điện tử chuyên sâu.

- Nhiều khi gây méó tín hiệu

- Có thể dò điện và chết chập

2.3 Ứng dụng của Rơ le bán dẫn
- Gia nhiệt nhà máy nhựa, bao bì nhựa, hạt nhựa;

- Gia nhiệt hệ thống lò điện, lò nung mẫu, lò hơi điện, lò thí nghiệm,...

- Nhà máy sản xuất bao bì PP, PE,...

- Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, đồ gia dụng,...

Ứng dụng của Rơ le bán dẫn
Hình 2. Ứng dụng của Rơ le bán dẫn
3. Cấu tạo, phân loại và nguyên lý hoạt động và phân loại Rơ le bán dẫn
3.1 Cấu tạo của Rơ le bán dẫn
 Điểm khác biệt rõ nét nhất của SSR so với rơ le thông thường là nó không có "bộ phận chuyển động" (moving part). Rơ le cơ khi hoạt động sẽ nghe tiếng "tạch" do tiếp điểm

cơ khí đóng mở dưới tác động lực từ trường.

Rơ le bán dẫn gồm 1 coupling và một hoặc nhiều MOSFET.

Coupling có vai trò cách ly dòng điện điều khiển nhỏ với dòng điện tải lớn. Lý tưởng nhất là sử dụng coupling quang (optic). Khi có dòng điện nhỏ, một đèn LED sẽ phát quang, và đối diện nó là một diode thu quang. Diode nhận ánh sáng và kích hoạt dòng qua các MOSFET giáp lưng với nó, cho phép dòng tải chạy qua mạch.

Cấu tạo Rơ le bán dẫn

Hình 3. Cấu tạo Rơ le bán dẫn
3.2 Phân loại  và nguyên lý hoạt động của Rơ le bán dẫn
Rơ le bán dẫn trọng thực tế có rất nhiều loại khác nhau từ hình dáng cho đến màu sắc nhưng cho dù nó có biến đổi như nào đi nữa thì nó vẫn có một cấu trúc chung và nguyên lí hoạt động.

Về cơ bản, khi nhiệt độ trong lò (hệ thống) thấp hơn nhiệt độ đặt mong muốn, tín hiệu điều khiển điện áp AC (90-250VAC) hoặc DC (3-32VDC) từ bộ điều khiển sẽ tác động lên ngõ vào Input của SSR làm mở (thông mạch T1&L1) SSR => từ đó cho phép dòng điện sẽ chạy qua thanh điện trở và làm nóng thanh điện trở, cung cấp nhiệt cho hệ thống lò

Nguyên lí hoạt động Rơ le bán dẫn
Hình 4. Nguyên lí hoạt động Rơ le bán dẫn
- Zero-Switching Relays: Rơ le quay về tải trọng khi (hoạt động tối thiểu) điều khiển điện áp được áp dụng và điện áp của tải là gần bằng không Zero-Chuyển đổi rơle TẮT tải khi điện áp kiểm soát được lấy ra và hiện tại trong tải là gần bằng không. Zero-chuyển mạch rơ le là sử dụng rộng rãi nhất.

- Instant ON Relays: quay về tải ngay khi hiện ON Rơle cho phép tải được bật tại bất kỳ điểm nào trong nó lên và sóng xuống ..

- Peak Switching Relays: Turns ON tải khi điện áp điều khiển là dòng và điện áp của tải là với tốc độ cao đỉnh điểm chuyển mạch rơ le TẮT khi điện áp kiểm soát được lấy ra và hiện tại tải là gần bằng không.

- Analog Switching Relays: Có một số lượng vô hạn của điện áp đầu ra có thể trong các rơle phạm vi đánh giá Analog rơ le chuyển đổi đã được xây dựng trong đồng bộ hóa mạch điều khiển lượng điện áp đầu ra như là một chức năng của điện áp đầu vào này cho phép một chức năng Ramp-Up của thời gian để được vào tải. Analog rơ le chuyển mạch TẮT khi điện áp kiểm soát được lấy ra và hiện tại tải là gần bằng không.