𝗕𝗶𝗲̂́𝗻 𝘁𝗮̂̀𝗻...𝘽𝙞𝙚̂́𝙣 𝙩𝙖̂̀𝙣...𝓑𝓲𝓮̂́𝓷 𝓽𝓪̂̀𝓷
👉👉Một thiết bị vô cùng quen thuộc mà chúng ta đã nghe rất rất nhiều từ lúc đi học cho đến khi đi làm.
❌ Tuy nhiên chắc hẳn sẽ có vài bạn biết không nhiều về loại thiết bị này. Vậy chúng ta cùng ngồi lại để nhắc lại đôi điều về biến tần, giúp hiểu sâu hơn cho học tập/ công việc nhé.
📚 𝗕𝗶𝗲̂́𝗻 𝘁𝗮̂̀𝗻 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀ ?
Biến tần là thiết bị biến đổi dòng điện xoay chiều ở tần số này thành dòng điện xoay chiều ở tần số khác có thể điều chỉnh được.
Nói cách khác biến tần là thiết bị làm thay đổi tần số dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ và thông qua đó có thể điều khiển tốc độ động cơ một cách vô cấp, không cần dùng đến các hộp số cơ khí. Biến tần thường sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để làm sinh ra từ trường xoay làm quay rô-to (rotor).
📚 𝗩𝗶̀ 𝘀𝗮𝗼 𝗰𝗮̂̀𝗻 𝘀𝘂̛̉ 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 đ𝗲̂́𝗻 𝗯𝗶𝗲̂́𝗻 𝘁𝗮̂̀𝗻?
Trong thực tế ở các nhà máy sản xuất và chế tạo thì sẽ cần sử dụng rất nhiều đến các động cơ, motor, động cơ điện hay quạt trong quá trình làm việc. Tuy nhiên thì chúng ta không thể nào sử dụng mãi một cấp tốc độ cho quá trình sản xuất được, hơn nữa với các cấp tốc độ cho sẵn thì hầu như không đáp ứng được nhu cầu làm việc của quy trình sản xuất từ công ty.
Bên cạnh đó thì quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm sẽ có lưu lượng hoặc số lượng thay đổi tùy vào nhu cầu thị trường cũng như các giai đoạn trong năm. Đối với các động cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha công suất lớn thì sẽ rất khó điều khiển nếu không có hệ thống inverter. Chính vì thế mà ta cần sử dụng đến biến tần để cho phép thay đổi tốc độ các loại động cơ điện, quạt hay motor sao cho phù hợp.
📚 𝗡𝗴𝘂𝘆𝗲̂𝗻 𝗹𝘆́ 𝗵𝗼𝗮̣𝘁 đ𝗼̣̂𝗻𝗴 𝗰𝘂̉𝗮 𝗯𝗶𝗲̂́𝗻 𝘁𝗮̂̀𝗻 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀ ?
Đầu tiên thì nguồn điện 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bằng phẳng. Công đoạn này được thực hiện bởi bộ chỉnh lưu cầu diode và tụ điện.
Điện đầu vào có thể là một pha hoặc 3 pha, nhưng nó sẽ ở mức điện áp và tần số cố định (ví dụ 380V 50Hz). Điện áp 1 chiều ở trên sẽ được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng.
Ban đầu, điện áp một chiều được tạo ra sẽ được lưu trữ trong giàn tụ điện. Tiếp theo, thông qua quá trình tự kích hoạt thích hợp, bộ biến đổi IGBT (viết tắt của tranzito lưỡng cực có cổng cách điện hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo dạng sóng đầu ra của biến tần) sẽ tạo ra một điện áp xoay chiều 3 pha bằng phương pháp điều chế độ rộng xung PWM.
𝗕𝗶𝗲̂́𝗻 𝘁𝗮̂̀𝗻 𝗰𝗼́ 𝗺𝗮̂́𝘆 𝗹𝗼𝗮̣𝗶?
Chúng ta sẽ phân loại biến tần theo đặc tính của dòng điện vì thế ta có 2 loại chính là biến tần AC và biến tần DC.
✔️ Biến tần AC: là loại được sử dụng phổ biến, dùng để điều khiển tốc độ của động cơ, motor điện xoay chiều
✔️ Biến tần DC: loại này được dùng trong các ứng dụng kiểm soát rẽ nhánh của các động cơ, motor điện một chiều.
Ngoài ra còn có các loại biến tần theo công suất,…
0 Nhận xét
Bình luận văn minh không văn tục nha mấy bạn, hihi